5 nỗi thống khổ chỉ người ở trọ mới hiểu

5/5 - (430 bình chọn)

Đủ các loại phí, loại phạt, giá phòng tăng tróng mặt, tình trạng mất điện, mất nước, tắc bồn cầu, mất trộm, bị đuổi khỏi phòng khi chưa hết hợp đồng,… chỉ là một trong hàng trăm, hàng nghìn các tình huống dở khóc, dở cười chỉ những người ở trọ mới hiểu. Nếu bạn là người đang phải đi thuê phòng trọ, thì có lẽ bạn sẽ tìm thấy hình ảnh của mình trong bài viết dưới đây!

bạn bè đến chơi phòng phải xin phép chủ nhà trọ

1. Chủ nhà trọ khó tính hay soi mói:

“Bạn bè mình đến chơi đều phải đóng tiền gửi xe, mỗi lần vào không được quá 2 người, nếu phát hiện thấy xe lạ sẽ bị khóa lại, bạn bè ở lại qua đêm thì bắt phạt 150.000 đồng” đó là tâm sự của bạn Đình Chính, sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội về những gì mình đã phải trải qua.

Dép đi về cũng phải để đúng vị trí

Nguyễn Hồng, sinh viên Trường ĐH Thương mại đang trọ trên phố Trần Cung cho biết: “Quy định ở xóm trọ mình rất nghiêm. Trước 23h là phải về nhà, muộn một chút là phải ở ngoài ngay vì chìa khóa cổng chỉ có một và do bác chủ nhà giữ. Muốn đi đâu cũng lo nơm nớp về sớm hoặc xin qua chỗ bạn ngủ nhờ”.

Các cháu có tiền nhưng nhà là của cô hai

Còn Nguyễn Thanh Bình, sinh viên khoa Tài chính – Ngân hàng, Đại học Thăng Long Hà Nội có ký ức không thể quên về chủ nhà trọ đầu tiên khi mỗi lần có bạn đến chơi đều phải “trình diện” với chủ nhà. Rồi phải trải qua một vòng hỏi cung như: “Tên gì, quê quán, bố mẹ làm gì, bạn bè như thế nào với người ở trọ?”.

Không chỉ vậy, bà còn “thuyết giáo” về 1 loạt quy định khi đến chơi: không được làm ồn, không làm bẩn khu vệ sinh, không được ở chơi quá 2 tiếng và không được trộm cắp. Nếu ở chơi quá thời gian quy định thì phải nộp phạt 50.000 đồng.

Bức xúc nhưng không làm được gì

Không chỉ có những quy định vô lý trời ơi, không ít ông hoàng, bà hoàng nhà trọ còn tự cho mình cái quyền chửi bới, soi mói đời sống riêng tư của người ở trọ. Đi học về Bình vô cùng bực tức khi biết bà chủ nhà đã dùng khóa riêng vào phòng mình lục lọi. Cô phản ánh lại thì bà chủ hất hàm bảo: ” Nhà tao, tao thích vào phòng nào là quyền của tao”. Đó là giọt nước tràn ly khiến Bình quyết định chuyển đi nơi khác ở.

2. Bòn mót đủ các loại phí, hở ra là phạt

Quên tắt điện nhà vệ sinh – phạt, quên khóa cổng – phạt, về muộn sau 23 giờ – phạt, không đóng tiền nhà đúng hạn – phạt, để bạn ngủ qua đêm không xin phép – phạt, để rác quá nhiều mà không vứt – phạt,… là những quy định ở khu trọ của Cấn Văn Hiên, sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp.

Đủ các loại phí đè lên cổ người đi thuê nhà

Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ: “Em từng thuê một phòng trọ nhỏ trong ngõ 2 Phạm Văn Đồng, tiền thuê nhà giá 2,3 triệu đồng/tháng nhưng tháng nào em cũng phải trả số tiền lên tới hơn 3 triệu đồng do phát sinh những khoản phí, phạt rất vô lý từ chủ trọ”.

“Bạn đến chơi phải nộp tiền gửi xe, ở lại thì phải nộp tiền vệ sinh,… có phản ánh lại thì chủ nhà trọ bảo, bạn mày đến không đi vệ sinh, không tốn nước à?”, Thanh Hải kể lại.

Không chỉ có những khoản phí, khoản phạt vô lý, các ông chủ, bà chủ phòng trọ còn liên tục tắng giá điện giá nước. Hải Linh, sinh viên Đại học Thương Mại thuê một căn phòng ở Mai Dịch giá 1,5 triệu/tháng, khi đến thuê nhà chủ nhà trọ báo tiền điện 3000đồng/số, tiền nước 15000 đồng/số. Thế nhưng chỉ 2 tháng sau bà chủ đã tăng giá tiền nước 30.000 đồng/ Khối và điện 4000 đồng/ số. Quá chán nản Hải Linh đã phải tìm phòng trọ mới.

Ngoài những khoản phí trên thì các ông hoàng, bà hoàng xóm trọ luôn tìm mọi cách để bòn rút tiền của người đi thuê trọ như phí vệ sinh, phí an ninh, phí gửi xe,… chỉ những ai đã từng đi ở trọ mới hiểu.

3. Tình trạng nước bẩn, mất nước xảy ra thường xuyên

Vặn van nước ra không có một giọt nước, nước chảy ra vàng khè, bị dị ứng nước,… đó là một trong những nỗi khổ của người ở trọ liên quan đến nguồn nước.

Nước có màu lạ là chuyện thường tình ở các xóm trọ

Hà Linh – sinh viên năm 5, Đại học Mở Hà Nội chia sẻ: “Phòng em ở ngay cạnh bể nước thế mà mỗi lần cần vặn vòi không có giọt nước nào chảy ra. Thậm chí, có hôm hai chị em phải di tản sang nhà bạn bè tắm nhờ vì sáng ra đã không có nước, bởi máy bơm nước để ở bên nhà chủ nhà”.

Anh Phong – Một nhân viên IT thuê trọ ở khu Định Công cho biết: “Vì ham rẻ chủ nhà trọ chỗ mình còn đem nước giếng khoan bơm lẫn với nước sạch nhưng lại thu tiền của người thuê nhà bằng giá nước sạch. Có hôm vặn vòi nước ra cả đống cặn bẩn vàng khè”.

Cũng trong tình cảnh giống Anh phong và Hà Linh, Chị Kim Oanh thuê trọ ở khu Triều Khúc chán nản cho biết: “Mình đã nhiều lần phải đến bệnh viện da liễu vì dị ứng với nước giếng khoan ở khu nhà trọ. Muốn dùng chỉ nước sạch thôi mà cũng không được”.

“Khổ nhất là khi đang tắm, vừa đi vệ sinh xong mà vặn vòi nước không thấy chảy ra một giọt, lúc ấy chỉ biết mếu dở khóc dở mà kêu trời thôi” Anh Phong bức xúc nói.

Tiền đóng theo giá nước sạch nhưng chỉ được sử dụng nước giếng khoan

Xem ngay: Cách làm sạch đường ống nước sinh hoạt khi sử dụng nước giếng khoan nhanh hiệu quả 100%.

4. Chủ nhà dùng luật rừng xử đẹp người ở trọ

Bị đuổi khỏi phòng bất cứ lúc nào dù đã có hợp đồng thuê nhà, đó là tình trạng nhiều người thuê nhà nhà trọ từng gặp phải. Phần lớn các chủ nhà trọ bắt người thuê phòng phải đặt cọc 1 tháng tiền nhà cho tới khi chuyển đi mới trả lại. Thế nhưng, rất ít người nhận được đủ số tiền này khi hết hợp đồng. Viện lý do nọ, lý do kia mà chủ nhà sẽ khấu trừ một phần hoặc toàn bộ số tiền đặt cọc đó.

Chủ nhà trọ xử đẹp người thuê nhà gần 11 triệu đồng

Còn nhớ vào tháng 4 năm nay cộng đồng mạng chia sẻ dầm rộ câu chuyện của một nữ sinh phải chịu cảnh “chặt chém” số tiền lên đến 11 triệu đồng khi trả phòng sau 2 năm thuê trọ khiến nhiều người phát hoảng.

Bức ảnh được chia sẻ chụp lại 1 tờ giấy liệt kê những khoản tiền đền bù “hỏng và sửa chữa”, mà mới nhìn thoáng qua chẳng khác gì một tờ sớ. Trên đó chỉ ra có đến 10 đề mục nhỏ với giá thấp nhất là 100000 đồng cho 1 chiếc cốc đánh răng và cao nhất lên đến 6 triệu đồng tương ứng với phí dịch vụ chung cư. Ngoài ra, còn có đủ thứ chi phí khác như thay ổ khóa, dọn tủ lạnh, thay kính, sơn lại tường, thay ghế sofa,…

Không những vậy, nhiều người đi thuê trọ còn bị đuổi ra khỏi nhà bất cứ lúc nào khi mà các ông hoàng, bà hoàng xóm trọ có những “Luật rừng” theo hứng.

Có nghuy cơ bị đuổi ra khỏi phòng bất cứ khi nào

Anh Khỏe – Một tài xế taxi ở khu Định Công từng phải chuyển đồ đi gửi nhà bạn bè lúc nữa đêm bởi chủ nhà đuổi đi. Lý do chẳng có gì to tát khi vợ anh có thói quen vặn vòi nước khi đang rửa bát, thay vì nhắc nhở thì bác chủ nhà chửi đổng một hồi lâu, vợ anh có phân trần lại thì bị mắng là vô học và bị đuổi ra khỏi nhà ngay trong đêm. Ấm ức nhưng anh Khỏe cũng chỉ biết ngậm đắng nuốt cay mà chuyển đi bởi “Nhà của họ, họ làm gì chẳng được”.

Những bản hợp đồng mập mờ là cơ hội để các chủ nhà trọ xử đẹp người thuê nhà

Đây chỉ là bề nổi của những khoản đền bù “trên trời” mà nhiều người đi ở trọ đang phải chi trả hàng ngày cho chủ nhà. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được rất nhiều chia sẻ của các bạn sinh viên đi ở trọ tình trạng chủ nhà vịn lý do nọ, lý do kia mà trừ tiền, không trả tiền đặt cọc.

5. Ám ảnh cảnh dùng chung nhà vệ sinh

Thật là thiếu sót khi nói đến 101 nỗi khổ của người đi ở trọ mà không nhắc đến vấn đề sử dụng nhà vệ sinh.

Nối ám ảnh mang tên nhà vệ sinh chung

Xem ngay: Mẹo để liên hệ được thợ thông tắc bồn cầu giả rẻ chỉ với 90.000đ uy tín nhất .

Phòng của Lan nằm cuối dãy nhà trọ, ngay sát cạnh nhà vệ sinh của dãy trọ. Sống theo kiểu “cha chung không ai khóc” nên mọi người dùng nhà vệ sinh xong mà không ai thèm dọn dẹp gì cả. Thế là Lan mỗi ngày ngủ dậy cũng phải đi cọ rửa, sau khi mấy anh công nhân dậy sớm đi làm đã sử dụng bét nhè.

“Khổ nhất là những hôm mấy ông công nhân đi uống bia về. Mùi khai, hôi thối bốc lên nồng nặc kinh không chịu được phải vùng dậy dội nước, mình đang tìm nhà khác để chuyển đây”, Tuyết than thở kể.

Trong khi đó nhà vệ sinh ở xóm trọ của Anh Long, ở Long Biên thì thường xuyên phải gọi thợ thông móc cống vì thỉnh thoảng lại bị tắc bồn cầu do các em gái nhét “vật thể lạ” vào bồn cầu. Mặc dù bác chủ nhà đã giáo huấn nhiều lần nhưng tình trạng vẫn tái diễn.

Bồn cầu thường xuyên bị tắc

Còn Hải Anh, sinh viên Đại Học Hà Nội ở trọ tại Chung Văn chia sẻ: “Tuy là phòng trọ có vệ sinh khép kín nhưng phòng vệ sinh thường xuyên ngập nước và tràn đầy rác rưởi của các phòng ở trên tầng trên xả xuống bởi tình trạng tắc cống thường xuyên xảy ra do ý thức của các phòng trên”

Trên đây chỉ là một vài tính huống dở khóc, dở cười mà những người đi ở trọ phải trải qua. Có hàng trăm, hàng nghìn những vấn đề không kể hết, càng kể càng thấy đáng sợ. Dù cho những người đi ở trọ có đề phòng, cẩn thận đến đâu, nhưng đôi khi gặp phải những chủ trọ “hắc ám” thì cũng phải ngậm ngùi mà khóc ròng.

Xem ngay: 18+ Cách thông bồn cầu bị tắc nhanh chóng bằng những dụng cụ trong gia đình hiệu quả 100%.

VẪN CÒN ĐÓ NHỮNG CHỦ NHÀ TRỌ HẾT LÒNG VÌ NGƯỜI THUÊ NHÀ

Ngoài những chủ nhà trọ khó tính, khó chịu luôn bắt nẹt người đi thuê nhà thì vẫn còn đó rất nhiều chủ nhà trọ có tấm lòng bao dung, thấu hiểu và thông cảm cho những người đi thuê nhà. Mới đây cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ về câu chuyện bà chủ nhà trọ “Tốt bụng nhất Hà Nội”. Đó là trường hợp của bác Đỏ, một người hiền lành tốt bụng,  hết lòng yêu thương những người đến ở trọ nhà mình, bằng nồi canh cá, bát chè sen, nồi cháo đậu.

Bác đỏ đang phát canh cá cho các bạn sinh viên

Hoàng Vũ Quỳnh Trang, sinh viên năm cuối Học viện thanh thiếu niên Hà Nội, xúc động: “Tôi chưa từng thấy một chủ nhà nào như thế cả, chúng tôi không bao giờ nghĩ bác Đỏ là người cho thuê nhà, mà nghĩ bác là một người bác, một người họ hàng trong gia đình của mình. Bác sống quan tâm tới chúng tôi từng chút một, trò chuyện với chúng tôi, cả những chuyện riêng tư, những thắc mắc, những khó khăn trong cuộc sống”.

Có một chủ nhà như thế này hẳn là niềm ao ước của rất nhiều người

Dù có không ít những chủ nhà trọ không tốt nhưng vẫn còn đó rất nhiều những chủ nhà trọ coi những người thuê nhà như thành viên trong gia đình. Thế nên, hãy chia sẻ về chủ xóm trọ của bạn ở dưới phần comment này nhé!

      Xem ngay: Vận chuyển bùn vi sinh tại Hà Nội

Hotline:0912.618.836
Gọi Điện Ngay
Chát Zalo
Facebook