Tại Việt Nam hiện nay, bể phốt Composite đang ngày càng phổ biến và được nhiều người lựa chọn bởi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại bể bê tông cốt thép truyền thống.
Vậy bể phốt Composite là gì? Nguyên lý hoạt động của bể phốt composite? Ưu nhược điểm của bể phốt composite là gì? Giá bể phốt composite hiện nay bao nhiêu? Hãy cùng Tấn Phát tìm hiểu ngay trong viết này nhé.
Nội dung bài viết
Bể phốt Composite là gì?
Loại bể phốt này còn có tên gọi khác là bể tự hoại composite, bạn có thể hiểu đơn giản đây là loại bồn chứa được làm từ chất nhựa composite FRP – một loại nhựa có tính năng cơ lý cao như là chịu nén, chịu uốn, chịu kéo… Ngoài ra còn có khả năng kháng hóa chất và chống ăn mòn.
Với nguyên liệu chính là nhựa composite FRP kết hợp với thiết kế khoa học đã giúp bể tự hoại Composite có khả năng phân hủy chất thải vô cùng hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn, từ đó vừa giúp hầm cầu, bể phốt không bị tắc nghẽn, sử dụng được lâu, đồng thời còn giúp bảo vệ môi trường.
Cũng giống như các hệ thống xử lý chất thải khác, loại bể phốt này cũng được chôn dưới đất và có nguyên lý hoạt động như vậy. Tuy nhiên, nó sẽ là một phiên bản nâng cấp hơn, có sự gọn nhẹ và cơ động, giúp tiết kiệm công sức trong xây dựng và lắp đặt.
Cấu tạo chung của bể tự hoại Composite
Bể tự hoại Composite có cấu tạo giống với một hệ thống xử lý chất thải thông thường, đều gồm có 3 ngăn, đó là ngăn chứa, ngăn lọc và ngăn lắng. Mỗi ngăn sẽ có một chức năng, vai trò riêng:
- Ngăn chứa: Đây sẽ ngăn dùng để lưu trữ, tiếp nhận các chất thải từ bồn cầu, cống xả thải.
- Ngăn lọc: có nhiệm vụ lọc các chất chưa được xử lý và chuyển chúng sang ngăn lắng.
- Ngăn lắng: xử lý hoàn toàn các chất thải và thải chúng ra môi trường.
Bên cạnh bể tự hoại Composite 3 ngăn thì còn có loại được cấu tạo bởi 2 ngăn. Tuy nhiên loại 3 ngăn vẫn được ưa chuộng hơn bởi nó đem đến hiệu quả xử lý chất thải tốt nhất, hạn chế tình trạng chất thải rò rỉ ra bên ngoài.
Nguyên lý hoạt động của bể phốt Composite
Cách bể tự hoại Composite hoạt động rất đơn giản, thông qua phần cấu tạo bên trên ta cũng đã nắm được một vài thông tin cơ bản.
Trước tiên, chất thải từ bồn cầu, cống xả thải sẽ được đưa qua đường ống dẫn chất thải rồi đi vào ngăn chứa. Tại ngăn này có chứa một số vi khuẩn, vi sinh vật giúp phân hủy các chất thải. Chất thải sau khi phân hủy sẽ chuyển sang thể lỏng và tràn sang ngăn lọc để phân hủy lần 2. Đối với những chất thải không phân hủy được sẽ lắng xuống đáy bể.
Ngăn lọc sẽ phân hủy các chất thải dạng lỏng và các chất thải lơ lửng. Sau khi phân hủy xong, các chất thải tiếp tục được chuyển sang ngăn lắng.
Khi đến ngăn lắng thì hầu như các chất thải không thể phân hủy được nữa. Do đó ở ngăn này các tạp chất không phân hủy được sẽ được lắng xuống phía dưới cùng, còn phần nước trong ở phía trên sẽ được thải ra bên ngoài.
Với cách hoạt động chặt chẽ như thế này, các chất thải sẽ được phân hủy một cách kỹ lưỡng nhất, đồng thời còn đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đặc điểm của bể tự hoại Composite
Bể tự hoại Composite sở hữu những đặc điểm siêu việt mà ít sản phẩm khác có được, chính vì vậy mà loại bể này rất được ưa chuộng hiện nay.
Đặc điểm đầu tiên cần phải nói đến đó là hiệu quả xử lý chất thải nhanh gấp 2 – 3 lần so với bình thường. Nguyên nhân là bởi vì loại bể này ứng dụng phương pháp xử lý kị khí tân tiến. Cụ thể sản phẩm sở hữu các vách ngăn mỏng giúp ngăn kị khí dòng hướng lên, từ đó giúp chất thải được xử lý nhanh chóng hơn.
Đặc điểm tiếp theo mà loại bể phốt này mang lại là dễ dàng thi công, lắp đặt. Bởi vì được tạo nên từ vật liệu composite cốt sợi siêu bền, có thiết kế đơn giản, gọn nhẹ nên việc thi công đơn giản không có gì lạ.
Ngoài ra thì giá của loại bể phốt này cũng rất mềm, phù hợp với công dụng cũng như tài chính của nhiều gia đình. Sản phẩm có tính chính xác cao, đồng nhất về số lượng do được sản xuất theo dây chuyền hiện đại. Đặc biệt, trước khi được đưa ra thị trường, sản phẩm phải trải qua nhiều quy trình nghiêm ngặt, do đó an toàn với sức khỏe người dùng.
Cuối cùng, đây là hệ thống xử lý chất thải có chất lượng cao, tuổi thọ dài và khó bị nứt vỡ, hư hỏng trong những điều kiện khắc nghiệt, kể cả trong môi trường hóa chất.
Phân loại bể phốt Composite hiện nay
Thông thường, để phân loại bể phốt Composite, người ta sẽ phân loại theo hình dáng và dung tích của bể.
Phân loại theo hình dáng
Theo hình dáng, bể phốt Composite sẽ được chia làm 2 loại chính là dạng cầu và dạng dài:
- Dạng cầu: Sản phẩm có thiết kế dạng hình tròn nên thường được đặt âm đất hoặc đặt vào nền móng khá dễ dàng. Loại bể phốt Composite này thường được thiết kế 2 ngăn hoặc 3 ngăn.
- Dạng dài: Sản phẩm có thiết kế tương tự bể phốt truyền thống nên hiệu quả khá cao. Loại bể Composite này thường được thiết kế gồm 3 ngăn.
Phân loại theo dung tích
Kích thước bể phốt Composite hiện nay là khá đa dạng về dung tích. Thông thường, bể Composite sẽ có các loại dung tích phổ biến sau: 500l, 1000l, 1500l, 2000l, 2500l, 3000l,…
Trong đó, bể phốt Composite 2m3 trở xuống sẽ được ưu tiên dùng trong các công trình dân dụng. Bể Composite 4m2 trở lên sẽ được ưu tiên dùng trong các công trình có lưu lượng xả thải lớn.
Ưu nhược điểm của bể phốt Composite
Nếu bạn vẫn đang phân vân nên sử dụng bể phốt truyển thống, bể phốt nhựa hay bể phốt Composite, thì cùng Tấn Phát phân tích các ưu nhược điểm của loại bể này để có câu trả lời nhé.
Ưu điểm của bể phốt Composite
Bể phốt Composite sở hữu các ưu điểm sau:
- Bể tự hoại Composite được làm từ sợi nhựa tổng hợp Composite nên có trọng lượng rất nhẹ giúp cho việc vận chuyển và lắp đặt trở nên dễ dàng hơn.
- Thời gian và chi phí lắp đặt cũng tiết kiệm hơn so với việc xây dựng bể phốt truyền thống và lắp đặt các loại bể khác.
- Bể phốt Composite có khả năng chịu lực va đập, chịu nhiệt cao, phù hợp với những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Khi sử dụng ở Việt Nam, bể Composite sẽ có độ bền tương đối cao.
- Bể Composite được thiết kế theo kích thước chuẩn giúp hạn chế cũng như khắc phục được các nhược điểm lỗi kỹ thuật khi xây dựng bể phốt truyền thống.
- Đặc biệt, bể Composite được đánh giá cao với tính năng thân thiện với môi trường. Nhờ hiệu quả xử lý xả thải của bể Composite cao gấp 2-3 lần so với bể phốt truyền thống, cộng thêm chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải do Bộ Công nghệ Môi Trường quy định. Chính vì vậy, bể tự hoại Composite được xem là loại vật liệu an toàn, phù hợp với xu hướng sống xanh của tương lai.
Nhược điểm của bể phốt Composite
Bên cạnh các ưu điểm trên, bể phốt Composite vẫn còn tồn tại những nhược điểm sau:
- Giá bể phốt Composite cao hơn so với giá thành vật liệu tổng hợp xây dựng bể phốt truyền thống.
- Bể có kích nhất định, không thể nới rộng, thu hẹp nên gia chủ sẽ phải thay bể mới nếu khối lượng chất thải tăng lên.
- Khi lắp đặt bể tự hoại Composite cần có không gian phù hợp, do bể Composite được sản xuất theo quy cách chuẩn.
Báo giá bể phốt Composite
Hiện nay số tiền bỏ ra để sở bể tự hoại composite 1m3 hữu một bể tự hoại Composite khá đa dạng, dao động trong khoảng từ 10 – 20 triệu đồng. Đương nhiên bảng giá này đã bao gồm phí vận chuyển, lắp đặt và phụ kiện kèm theo. Ngoài ra giá cả của bể tự hoại còn phụ thuộc vào yếu tố kích thước bể. Do đó, để nhận được mức giá cụ thể nhất, bạn nên liên hệ với đơn vị cung cấp, chẳng hạn như Tấn Phát thông qua số điện thoại 0912 618 836.
Lời kết
Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích về bể phốt composite. Bên cạnh việc lựa chọn bể phốt phù hợp, để nâng cao tuổi thọ cũng như hạn chế tình trạng tắc nghẽn, đầy tràn bể phốt, bạn nên thông hút bể phốt định kỳ mỗi 3-5 năm/ 1 lần. Liên hệ ngay dịch vụ thông hút bể phốt của Tấn Phát để được tư vấn và báo giá chính xác nhất.