Bể phốt là công trình không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi gia đình. Đó là nơi xử lý các chất thải giúp làm sạch môi trường sống, từ đó đảm bảo sức khỏe cho các thành viên. Trong đó bể phốt tự hoại 2 ngăn được nhiều gia đình lựa chọn xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về loại bể phốt này.
Nội dung bài viết
Sơ đồ cấu tạo bể phốt tự hoại 2 ngăn
Bể phốt tự hoại 2 ngăn có cấu tạo bao gồm hai phần là ngăn chứa và ngăn lắng. Trong đó:
- Ngăn chứa: chiếm ⅔ diện tích bể phốt, là nơi chứa phân và các chất thải sau khi xả bồn cầu.
- Ngăn lắng: chiếm ⅓ diện tích còn lại, thực hiện chức năng lắng phân trước khi thải ra ngoài. Ngăn lắng thường được thiết kế ống thoát nước để đưa chất thải ra ngoài.
Trong một số trường hợp thì bể tự hoại sẽ có sơ đồ cấu tạo theo tỷ lệ 2:2, tức là ngăn chứa và ngăn lắng có diện tích bằng nhau. Tuy nhiên cấu tạo này không quá phổ biến và được ít người áp dụng.
Hình ảnh sở đồ cấu tạo của bể tự hoại 2 ngăn
Nguyên lý hoạt động bể tự hoại 2 ngăn
Bể phốt tự hoại 2 ngăn có nguyên lý hoạt động không quá phức tạp, cụ thể như sau:
Sau khi đi vệ sinh và ấn xả nước các chất thải sẽ đi qua đường ống dẫn xuống ngăn chứa của bể phốt. Tại đây các chất thải hydrocacbon, đạm, chất béo,…. được phân hủy bởi các vi sinh vật và nấm men trong bể rồi chuyển hóa thành bùn cặn lắng xuống đáy bể.
Tiếp đó, phần nước chứa các hợp chất lơ lửng phía trên ngăn chứa sau một thời gian sẽ theo các đường ống dẫn chảy qua ngăn lắng.
Tại ngăn lắng các chất thải sẽ tiếp tục được lắng xuống, phần nước còn lại được đưa ra ngoài theo đường ống của hệ thống nước thải.
Trải qua hai quá trình trên nước thải đã khử được bớt mùi hôi và trở nên khá trong. Bạn có thể sử dụng để tưới hoa màu được xả cùng đường ống nước thải chung của gia đình.
Kích thước bể tự hoại hai ngăn tiêu chuẩn
Thông thường bể phốt tự hoại 2 ngăn sẽ không có một kích thước tiêu chuẩn nào cũng như kích thước giữa các bể phốt sẽ không giống nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng, mức độ, số lượng người sử dụng trong gia đình mà bể phốt sẽ được xây dựng với chiều rộng, chiều dài, độ cao và dung tích bể khác nhau.
Bạn có thể tham khảo bảng kích cỡ sau đây mà Tấn Phát cung cấp để có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình mình:
Kích thước bể tự hoại hai ngăn phù hợp theo từng nhu cầu cầu sử dụng
Ưu nhược điểm bể tự hoại 2 ngăn
Bể phốt tự hoại hai ngăn là dạng bể phốt truyền thống được sử dụng tương đối phổ biến. Dạng bể phốt này cũng sẽ tồn tại một số ưu điểm cũng như nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau:
Ưu điểm của bể tự hoại hai ngăn
- Loại bể này có cấu tạo khá đơn giản chỉ gồm hai phần chứa và phần lắng nên quá trình xây dựng tương đối dễ dàng.
- Bể thường xây bằng gạch – vật liệu xây dựng truyền thống có chi phí không cao và không đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao khi thi công.
- Bể phốt hai ngăn có khả năng giữ lại các chất cặn bẩn tương đối tốt nên lượng nước thải ra ngoài sẽ không có mùi hôi gây khó chịu và có thể tái sử dụng làm nước tưới tiêu.
- Diện tích của dạng bể phốt này không quá lớn thích hợp cho những ngôi nhà không có nhiều không gian xây dựng.
Bể phốt thường được xây dựng bằng gạch có chi phí thấp và dễ thi công
Nhược điểm của bể tự hoại 2 ngăn
Tuy bể tự hoại hai ngăn có kết cấu tương đối đơn giản nhưng nếu quá trình thi công, lắp đặt ống không đúng trình tự, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ khiến cho các chất thải và nước bị rò rỉ ra ngoài khi đưa vào sử dụng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước, đất đai khu vực xung quanh và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Quá trình thi công các đường ống không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bể phốt
Bên cạnh đó do không có ngăn lọc nên khả năng làm sạch nước thải của loại bể này không được triệt để, chỉ khoảng 50-70% lượng chất chất. Từ đó khiến lượng nước thải được đưa ra khỏi bể vẫn còn chứa cặn gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Ngoài ra, đối với công trình bể phốt xây dựng từ bê tông thường tốn khá nhiều thời gian thực hiện, trong khi thời gian sử dụng và độ bền lại không được cao, khả năng chống thấm, chống rò rỉ kém.
Quy trình xây dựng bể 2 ngăn đúng chuẩn
Để có được công trình bể phốt tự hoại 2 ngăn chất lượng nhất thì trước tiên quy trình xây dựng phải được thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau đây Tấn Phát sẽ chia sẻ đến bạn quy trình chi tiết xây dựng dạng bể phốt này:
Bước 1: Tạo hố có kích thước phù hợp với diện tích bể phốt dự tính xây dựng.
Bước 2: Xây dựng khung tường chắc chắn (có thể từ gạch hoặc bê tông) rồi sau đó tiến hành ngăn bể thành hai phần. Ngăn đầu tiên là ngăn chứa chiếm ⅔ diện tích bể, tiếp đó là ngăn lắng chiếm ⅓ diện tích.
Phần khung tường của bể phốt phải được xây dựng chắc chắn
Bước 3: Bước tiếp theo là lắp đặt các đường ống cho bể, bao gồm:
- Ống thải: ống thải được đặt gần tấm đan, che phần nắng để có độ dốc và có thể tích nhiều chất thải hơn. Các điểm nối giữa ống phải thẳng để đảm bảo chất thải trôi xuống nhanh hạn chế tắc bồn cầu.
- Ống thông các ngăn: ống có độ dài bằng ⅓ chiều cao của bể chứa, so với ngăn lọc và ngăn chứa thì cao hơn 55cm.
- Ống thoát nước đã lắng, lọc: ống nên được đặt cách bể 20cm, đường kính ống thiểu 11cm để hạn chế tình trạng tắc nước do áp lực nước thải quá nhanh.
- Ống thoát khí biogas: đặt ống ở vị trí tiếp xúc tốt nhất với bên ngoài.
Bước 4: Tiến hành kiểm tra lại các đường ống đã lắp đặt rồi san bằng mặt phẳng. Phải chú ý độ ẩm đất và không nén quá chặt để tránh hư hại công trình bên dưới.
Nếu gia đình bạn đang có ý định xây dựng bể phốt tự hoại 2 ngăn thì hy vọng những thông tin trên của Tấn Phát đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của loại bể phốt này.