Nguyên lý và cấu tạo bể phốt tự hoại 2, 3 ngăn

Bể phốt tự hoại là loại rất được ưa chuộng hiện nay, hầu như nhà nào cũng sử dụng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người cảm thấy xa lạ về loại bể này. Trong bài viết hôm nay, Tấn Phát sẽ cung cấp tất tần tật những thông tin liên quan đến vấn đề này.

1.Bể phốt tự hoại là gì?

Bể phốt tự hoại có tên tiếng anh là septic tank, ngoài ra còn được biết đến với nhiều cái tên khác như hầm vệ sinh, hầm tự hoại,…. Đây là nơi tiếp nhận, xử lý và phân hủy các chất thải không chỉ đến từ nhà vệ sinh mà còn các hệ thống thoát nước khác như nhà tắm, bồn rửa mặt, bồn rửa chén,…

bể phốt tự hoại

Bể phốt tự hoại còn có tên gọi khác là hầm tự hoại, hầm vệ sinh

2.Tìm hiểu cấu tạo bể phốt tự hoại

Hiện nay hầm tự hoại được chia làm 2 loại chính là bể tự hoại 2 ngăn và bể tự hoại 3 ngăn. Đối với mỗi loại bể phốt khác nhau sẽ có một cấu tạo khác nhau. Hãy cùng Tấn Phát đi tìm hiểu cấu tạo của từng loại bể phốt nhé.

2.1 Bể tự hoại 2 ngăn

Sơ đồ

Để giúp bạn có thể biết rõ hơn về hầm tự hoại 2 ngăn thì dưới đây chính là sơ đồ mô tả lại loại hầm tự hoại này:

bể phốt tự hoại

Sơ đồ của hầm tự hoại 2 ngăn

Cấu tạo

Bể tự hoại 2 ngăn có cấu tạo khá đơn giản, giống như cái tên của nó, đây là hệ thống gầm có 2 ngăn. Trong đó 1 ngăn được dùng để lưu trữ chất thải, ngăn còn lại là ngăn lắng, hay còn được gọi với cái tên khác là hầm rút nước thải.

Thông thường, trong các bể tự hoại, ngăn chứa chất thải sẽ chiếm diện tích lớn hơn, khoảng ⅔ tổng diện tích bể. Số diện tích còn lại là của ngăn lắng. Tuy nhiên cũng sẽ có một số bể tự hoại thiết kế hai ngăn này có thể tích bằng nhau.

bể phốt tự hoại bằng nhựa

Bể tự hoại 2 ngăn gồm ngăn chứa và ngăn lắng

Nguyên lý hoạt động

Khi chất thải đi từ bồn cầu cũng như các hệ thống thoát nước khác xuống hầm tự hoại, chúng sẽ lắng đọng ở ngăn đầu tiên, cũng là ngăn chứa chất thải. Trong hầm này gồm có một số vi khuẩn, vi sinh vật và nấm. Chúng sẽ phân hủy những chất thải hữu cơ có ở trong hầm như phân, giấy vệ sinh, xác động vật… và chuyển hóa chúng thành bùn.

Tại hầm tự hoại sẽ chứa một lượng nước thải chiếm nửa diện tích toàn bể. Sau những lần sử dụng, thể tích nước ngày một tăng, khi vượt ngưỡng quy định, chúng sẽ tràn sang hầm rút nước rồi ngấm sâu vào trong lòng đất.

Cứ như vậy, dựa theo nguyên lý hoạt động này, hầm tự hoại sẽ xử lý chất thải theo chu kỳ 1 năm, 2 năm, thậm chí là 10 năm nếu hầm tự hoại thiết kế đúng với yêu cầu kỹ thuật.

2.2 Bể tự hoại 3 ngăn

Sơ đồ

Trước khi bắt đầu đi tìm hiểu kỹ hơn về loại bể phốt này, chúng ta sẽ cùng xem sơ đồ của nó nhé!

cấu tạo bể phốt tự hoại

Sơ đồ của hầm tự hoại 3 ngăn

Cấu tạo

Loại bể phốt này gồm có 3 ngăn, trong đó 2 ngăn có chức năng tương tự như hầm tự hoại 2 ngăn, ngăn còn lại là ngăn lọc.

Ngăn chứa: là ngăn đầu tiên trong hệ thống hầm tự hoại, chiếm diện tích lớn nhất so với 2 ngăn còn lại, khoảng ⅗ diện tích bể. Cũng giống với hầm tự hoại 2 ngăn, đây là ngăn dùng để chứa các chất thải sau khi xả xuống thông qua đường ống nước. Với các vi khuẩn và vi sinh vật có trong ngăn, chất thải sẽ bị phân hủy thành bùn và được chuyển sang ngăn lọc.

Ngăn lọc: đây là ngăn hoàn toàn mới lạ bởi nó không có trong cấu tạo hầm tự hoại 2 ngăn. Khi các chất thải đã được phân hủy thành bùn chuyển sang đây sẽ được lọc và thải ra ngoài.

Ngăn lắng: Đối với các loại chất thải khó phân hủy như kim loại, tóc, chúng sẽ được lưu trữ tại ngăn này.

Người ta thường thiết kế ngăn lọc và ngăn lắng có diện tích bằng nhau, khoảng ⅕ diện tích toàn bể.

Bể phốt tự hoại

Ngăn chứa chiếm nhiều diện tích nhất

Nguyên lý hoạt động

Sau khi chuyển từ bồn cầu xuống hầm tự hoại, chất thải sẽ được lưu trữ tại ngăn chứa. Tại đây, chất thải sẽ được chuyển hóa thành bùn dưới tác động của vi sinh vật, vi khuẩn. Công đoạn cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi ngăn chứa đầy, phần lớp mặt chuyển sang bể lắng, còn phần nước thải sẽ được chuyển sang ngăn lọc.

Quá trình này sẽ được thực hiện liên tục như vậy cho đến hầm tự hoại đầy và cần hút hầm.

3.Một vài lưu ý khi thiết kế và thi công bể phốt tự hoại

Để hầm vệ sinh tự hoại có thể hoạt động lâu dài và không gặp trục trặc gì thì dưới đây sẽ là một số những điều bạn cần lưu ý trong quá trình thi công:

  • Chiều dài của bể phải lớn hơn hoặc bằng 0,7 m, chiều rộng trên 0,5m, tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 2:1.
  • Độ sâu từ bể cho đến  mặt nước phải trên 1m2.
  • Không nên đặt ống thoát nước thải dưới mặt nước, tốt nhất là nên đặt cách mặt nước 30 cm.
  • Nên dùng gạch để thi công, khi đổ bê tông cần đổ dày, như vậy sẽ đảm bảo sự chắc chắn và chống thấm hiệu quả.

4.Các loại bể phốt tự hoại phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có hai loại hầm tự hoại rất được ưa chuộng, đó là bể tự hoại bằng bê tông và bể tự hoại bằng nhựa Composite.

4.1 Bể tự hoại bằng bê tông

Đây là loại bể tự hoại rất được các gia đình lựa chọn sử dụng bởi những ưu điểm tuyệt vời như dễ thi công, tiết kiệm chi phí, di chuyển dễ dàng, đáp ứng được tiến độ công trình, có thể sử dụng ngay sau khi thi công xong.

Bể tự hoại bê tông có hai dạng chính đó là hình tròn và hình chữ nhật. Tùy vào nhu cầu, gu thẩm mỹ và loại hình, diện tích công trình mà lựa chọn hình dạng cho thích hợp.

4.2 Bể phốt tự hoại bằng nhựa Composite

Sử dụng nhựa Composite để sản xuất nên loại bể tự hoại này sẽ có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và đặc biệt không bị oxy hóa. Từ đó giúp thời gian sử dụng sản phẩm lâu hơn.

Giá bể phốt tự hoại này sẽ dao động trong khoảng từ 2 – 7 triệu. Với những ưu điểm mà sản phẩm mang lại thì đây quả là chi phí thích hợp.

giá bể phốt tự hoại

Liên hệ với dịch vụ Tấn Phát để được lắp đặt bể phốt đúng cách

Lời kết

Ắt hẳn qua những thông tin trên do Tấn Phát chia sẻ bạn sẽ hiểu rõ hơn về bể phốt tự hoại. Nếu bạn đang cần đến đơn vị lắp đặt bể phốt thì có thể liên hệ với đơn vị chúng tôi thông qua  số điện thoại 0912 618 836.

Leave a Reply

Hotline:0912.618.836
Gọi Điện Ngay
Chát Zalo
Facebook