Hướng dẫn cách xây bể phốt tự hoại 2, 3 ngăn đúng chuẩn

Đánh giá của bạn về bài viết của chúng tôi

Bể phốt nhà vệ sinh là một công trình phụ vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong mỗi căn nhà, khu vực cộng đồng. Đây là nơi chứa đựng các chất mà con người đào thải. Việc xây dựng không đúng quy cách, kỹ thuật sẽ khiến cho bể phốt không thể thực hiện được chức năng của nó một cách tốt nhất. Do vậy, thông qua bài viết này, Tấn Phát sẽ hướng dẫn các bạn cách xây bể phốt 2, 3 ngăn đúng chuẩn.

Ưu điểm khi xây bể phốt tự hoại đúng kỹ thuật

Việc biết cách xây bể phốt tự hoại đúng kỹ thuật sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.

Phù hợp với nhu cầu sử dụng

Bể phốt là nơi chứa chất thải sinh hoạt, khiến chúng phân hủy thành dạng lỏng. Với một bể phốt được xây dựng đúng cách sẽ sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của con người về khả năng chứa đựng của nó. Ngăn không cho chất thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài, gây ô nhiễm.

Cho thời gian sử dụng lâu dài

Xây bể phốt tự hoại đạt chuẩn sẽ mang lại tuổi thọ lâu dài cho công trình, con người có thể sử dụng lâu dài mà không phải lo xảy ra việc sai sót, giảm giá trị công trình như bộ lọc bể phốt hoạt động kém, đường ống xả thải tắc nghẽn…

cách xây bể phốt

Ưu điểm của việc xây dựng bể phốt tự hoại đúng cách

Các bước chuẩn bị trước khi xây bể phốt

Trước khi xây bể phốt tự hoại, chúng ta cần phải chuẩn bị một số bước như sau.

Lựa chọn vị trí xây bể phốt thích hợp

Lựa chọn vị trí xây dựng ở đâu là thích hợp, quý khách cần khảo sát địa hình xung quanh trước khi quyết định. Bên cạnh đó, việc lựa chọn vị trí cũng dựa vào một số yếu tố như phong thủy, loại địa chất, dạng mảnh đất…

  • Về yếu tố phong thủy

Theo kinh nghiệm nghiên cứu phong thủy từ xa xưa, bể phốt là khu vực chứa các trường khí xấu, không nên xây dựng bể phốt gần các khu vực như phòng thờ, nhà khách, phòng ăn, phòng ngủ… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận của thành viên trong nhà.

  • Về loại địa chất

Quý khách không được làm bể phốt tự hoại ở những khu vực có nền đất yếu, dễ sụt lún. Trong trường hợp bất đắc dĩ, nên thiết kế thêm lưới thép bọc ngoài trước khi đổ móng nền xây dựng.

  •  Về dạng mảnh đất

Xây dựng hình dạng bể phụ thuộc vào hình dạng mảnh đất mà có thể thay đổi cho linh hoạt, phù hợp.

cách xây bể phốt

Lựa chọn vị trí xây bể phốt thích hợp

Xác định cần xây bể phốt bao nhiêu khối

Bên cạnh việc lựa chọn vị trí thì khách hàng cũng nên quan tâm đến việc xác định bể phốt xây bao nhiêu khối bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến công dụng, sức chứa của bể.

Trên thực tế, không có một kích thước tiêu chuẩn nào về việc xây dựng bể phốt, nó phụ thuộc vào lượng người sử dụng.

Đối với gia đình, làm bể phốt tự hoại thông thường chỉ 3-5 khối. Tuy nhiên ở các nhà hàng, quán xá sẽ là 20-30 khối, còn đối với khách sạn, các khu chung cư có thể lên đến hàng trăm khối.

Chọn mẫu thiết kế bể phốt phù hợp

Quý khách nên nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn trong việc thiết kế xây dựng bể phốt như: tổng dung tích bể tự hoại, kích thước bể theo số lượng người, vùng chứa… nhằm chọn ra mẫu phù hợp cho nhu cầu sử dụng của gia đình.

Ngoài 3 bước trên, bạn cũng cần quan tâm đến một số lưu ý khác để đảm bảo cách xây bể phốt đúng chuẩn. Cụ thể như sau:

  • Lên phương án thuê nhân sự.
  • Tính toán chi phí xây bể phốt dự trù.
  • Lựa chọn vật tư.

Hướng dẫn cách xây bể phốt đúng chuẩn kỹ thuật

Sau đây, Tấn Phát sẽ hướng dẫn bạn cách xây bể phốt đúng chuẩn kỹ thuật.

Cách xây bể phốt tự hoại 2 ngăn

Bể phốt 2 ngăn thường được sử dụng ở những công trình có quy mô nhỏ như gia đình, nhà dân. Vật liệu cần chuẩn bị gồm: gạch đặc, xi măng, thép phi 8, cát vàng, đá răm và ống nhựa.

Bước 1: Đào hố bể theo thiết kế, nên đạo rộng hơn một chút để dễ thi công xây dựng.

  • Chiều sâu lòng bể không tính lớp bê tông và tấm đan nắp bể: 1.6m
  • Chiều rộng: 1.4m
  • Chiều dài: tùy thể tích bể chứa.

Bước 2: Thi công phần nền

Dùng thép đan lưới gia cố phần nền, dùng lớp vữa tỉ lệ 1 xi măng, 2 cát vàng, 3 đá răm đổ một lớp dày tầm 10cm.

Bước 3: Xây tường, chia ngăn bể

Quý khách nên sử dụng gạch đặc để xây, xây tường 10, vữa trộn theo tỷ lệ 1 xi 4 cát; nhớ chừa lỗ lắp đường ống thải, tránh trường hợp phải đục tường.

Chia bể thành 2 ngăn, một ngăn chứa chiếm ⅔ diện tích bể, ngăn lắng chiếm ⅓ còn lại.

Dùng vữa tỉ lệ 1 xi 3 cát để trát tường, lớp vữa vừa khô, bạn có thể dùng nước xi măng nguyên chất để quét một lớp chống thấm.

làm bể phốt tự hoại

Cấu tạo bể phốt 2 ngăn

Bước 4: Thực hiện đổ nắp bể hầm cầu

Nắp hầm được đổ bằng xi măng cốt thép với độ dày lớn hơn 7cm.

Bước 5: Lắp đặt đường ống dẫn

Đường ống dẫn bể phốt gồm ống xả vào, ống thông các ngăn, ống thông hơi, ống thoát nước ra bên ngoài.

  • Ống xả vào: dẫn chất thải từ bồn cầu vào ngăn chứa của bể, nên đặt cao so với mặt nước hầm cầu ít nhất 200mm, độ dốc hoàn hảo là 1/50 cho ống 1000m đường kính 90mm.
  • Ống thông các ngăn: thông giữa các vách ngăn với nhau. đường kính tối thiểu 110m.
  • Ống thông hơi: hướng thẳng lên trời, cao tối thiểu 0.7mm so với mái nhà.
  • Ống thoát nước ra bên ngoài: đường kính 110mm, lắp cách 200mm so với nắp đậy hầm cầu.

Bước 6: Kiểm tra thông số

Kiểm tra lại các thông số kỹ thuật của công trình, sau đó tiến hành san lấp mặt bằng.

xây bể phốt tự hoại

Thi công bể phốt 2 ngăn

Cách xây bể phốt 3 ngăn

Cách làm bể phốt tự hoại 3 ngăn tương tự như đối với 2 ngăn, tuy nhiên quý khách phải chú ý một số vấn đề:

  • Cách chia ngăn bể phốt: 3 ngăn, ngăn chứa ½ , ngăn lắng và ngăn lọc ¼ diện tích.
  • Kích thước bể: phụ thuộc vào lượng người sử dụng.
  • Đường ống: nên dùng loại 114 – 140mm
  • Nền: đổ nền dày tối thiểu 15mm
cách làm bể phốt tự hoại

Thi công bể phốt 3 ngăn

Các phương án xây dựng bể phốt đạt chất lượng, tiết kiệm

Để cách xây bể phốt đạt chuẩn chất lượng cũng như tiết kiệm chi phí, bạn cần lên phương án thi công chi tiết. Cụ thể như sau:

Lên phương án thuê nhân sự

Việc lên phương án thuê nhân sự là vô cũng cần thiết, đặc biệt là với những trường hợp không có kinh nghiệm và hiểu biết về xây dựng.

Tùy theo quy mô của bể phốt để thuê số lượng nhân công tương ứng. Việc chọn lựa công nhân một cách kỹ lưỡng sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí đầu tư ban đầu.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý, nếu lựa chọn hình thức thi công trọn gói, bạn cần yêu cầu kỹ về tiến độ và chất lượng công trình.

Tính toán chi phí và lên dự trù

Tính toán chi phí cụ thể giống như cách tính chi phí xây nhà 1 trệt 1 lầu 300 triệu. Hoặc chi phí xây nhà 2 tầng 80m2 để chủ động chuẩn bị nguồn kinh phí phù hợp. Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình xây dựng được thông suốt.

Khác với chi phí điện nước xây nhà, xây bể phốt thường có giá thấp hơn từ 2 – 3 triệu đồng/m3. Trong đó, chi phí thuê nhân công khoảng 250.000 đồng – 300.000 đồng/ ngày.

Lựa chọn vật tự xây dựng, trang thiết bị phù hợp

Việc tính toán và lựa chọn các vật tư xây dựng sẽ giúp bạn bảo độ bền cho công trình bể phốt. Các vật tư cây dựng cần chuẩn bị bao gồm: Xi măng, gạch, sỏi, đá, thép, cát vàng…

Cam kết bảo hành của nhà thầu xây dựng

Một nhà thầu xây dựng uy tín sẽ biết cách tính toán về số lượng vật liệu, chi phí nhân công phù hợp. Điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng. Đồng thời, họ có cam kết và bảo hành trong thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cho mình một đơn vị thi công xây dựng uy tín và chuyên nghiệp nhé.

Từ những thông tin trên, Tấn Phát đã hướng dẫn bạn cách xây bể phốt tự hoại 2, 3 ngăn đúng chuẩn. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm bất cứ thông tin gì, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua:

Leave a Reply

Hotline:0912.618.836
Gọi Điện Ngay
Chát Zalo
Facebook