Cấu tạo bể phốt 3 ngăn, 2 ngăn và nguyên lý hoạt động

Bể phốt là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong kiến trúc tổng thể của các công trình nhà ở. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cấu tạo bể phốt cũng như nguyên lý hoạt động của hệ thống này để chủ động hơn trong quá trình thiết kế và sử dụng. Hãy cùng Tấn Phát tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm bể phốt là gì?

Trước khi tìm hiểu về cấu tạo bể phốt, Tấn Phát sẽ giới thiệu về khái niệm bể phốt là gì.

Bể phốt là gì?

Bể phốt hay còn được gọi là bể tự hoại, hầm tự hoại, hầm cầu,… Đây là một hệ thống bể lọc, nơi chứa đựng các chất thải vệ sinh, chất thải sinh hoạt. Sau một thời gian dài lưu trữ tại bể, các chất thải này sẽ được phân huỷ thành dạng lỏng rồi theo hệ thống ống thoát nước và chảy ra ngoài. Ngoài ra, bể phốt còn được tận dụng để tạo ra gas sử dụng trong sinh hoạt.

Có thể nói rằng đây là một thiết kế rất thông minh và đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sống của con người. Đó chính là lý do mà bể tự hoại ngày càng được ưa chuộng. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều đơn vị sản xuất đã thiết kế ra dòng bể phốt thông minh giúp cho việc xử lý nước thải nhanh hơn. Hơn nữa còn rất an toàn với môi trường, mang đến không gian sống sạch sẽ.

cấu tạo bể phốt

Bể phốt là bộ phận tiếp nhận chất thải sinh hoạt hàng ngày của con người

Phân loại bể phốt

Hiện nay có 2 loại bể phốt phổ biến chính là bể truyền thống và bể nhựa. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, cụ thể như:

Bể phốt truyền thống

Bể phốt truyền thống gồm bể 2 ngăn và bể 3 ngăn. Loại bể phốt truyền thống có ưu điểm là thông dụng trên thị trường, dễ thiết kế và thi công, chi phí lắp đặt thấp.

Tuy nhiên, bể phốt truyền thống còn một số hạn chế như do được xây dựng từ bê tông cốt thép cố định nên không có khả năng di chuyển, khi hỏng hóc sẽ khó sửa chữa, có khả năng xử lý được khoảng 50-70% lượng chất thải hữu cơ. Ngoài ra, bể phốt truyền thống có nguy cơ dễ bị nứt vỡ hoặc rò rỉ, trào ngược chất thải gây ô nhiễm môi trường.

cấu tạo bể phốt 3 ngăn

Bể phốt truyền thống khi đầy sẽ gây ra mùi hôi thối rất khó chịu

Bể phốt nhựa

Đây là một thiết kế thông minh mới xuất hiện trên thị trường trong vài năm gần đây. Loại bể phốt này có nhiều ưu điểm vượt trội nên được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn. Cụ thể như thiết kế gọn nhẹ, có thể dễ dàng di chuyển và lắp đặt, đa dạng thể tích nên phù hợp với mọi công trình nhà ở.

Cấu tạo bể phốt kiểu mới vững chắc, chất liệu nhựa nguyên sinh LLDPE 3 lớp bền bỉ và tuổi thọ sử dụng lâu dài. Phần chân đế chắc chắn, chịu lực tốt nên không bị nứt hay có hiện tượng tràn chất thải ra ngoài. Loại sản phẩm này khắc phục được hầu hết các nhược điểm của bể phốt truyền thống.

Đặc biệt, bể phốt này được trang bị hệ thống xử lý chất thải thông minh, giảm mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình bạn.

cấu tạo bể phốt kiểu mới

Bể phốt nhựa thông minh ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ rò rỉ

Cấu tạo bể phốt

Bể phốt thường được xây dựng theo 2 loại là bể phốt 3 ngăn và 2 ngăn, tùy theo số ngăn mà cấu tạo bể phốt có một vài điểm khác nhau. Tuy nhiên 2 loại bể phốt này cần phải được tiến hành thông hút định kỳ nếu không sẽ nhanh chóng bị đầy, gây bất tiện cho sinh hoạt gia đình bạn.

Cấu tạo bể phốt 2 ngăn

Cấu tạo bể phốt loại này tương đối đơn giản gồm 1 ngăn chứa chiếm ⅔ thể tích của bể và 1 ngăn lắng chiếm ⅓ thể tích bể. Khi chất thải đi xuống bể sẽ lắng đọng trong ngăn chứa và được một loại vi sinh có khả năng tiêu diệt các chất thải hữu cơ, làm giảm mùi hôi.

Tiếp theo, những chất thải khó xử lý này sẽ được chuyển hóa thành bùn, đọng dưới đáy bể và để lại các chất thải không thể phân hủy sẽ đưa sang bể lắng và đọng lại phía dưới. Sau một thời gian sẽ chảy ra ngoài hoặc hóa thành khí nếu gặp điều kiện nhiệt độ, lưu lượng dòng nước thải,…thích hợp.

Do thiết kế không có ngăn lọc nên việc lọc nước thải đạt hiệu quả không cao và không thân thiện với môi trường. Chính vì thế, loại bể này đang dần được thay thế bằng loại bể phốt 3 ngăn.

cấu tạo bể phốt 2 ngăn

Bể tự hoại 2 ngăn phù hợp với những hộ gia đình có ít thành viên

Cấu tạo bể phốt 3 ngăn

Bể phốt 3 ngăn là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với chất liệu xây dựng bằng gạch, bê tông hoặc cốt thép đúc sẵn toàn khối. Ngoài ra, còn có loại bể bằng nhựa. Loại bể tự hoại này được thiết kế gồm 3 ngăn.

  • Ngăn chứa: Đây là nơi chứa toàn bộ chất thải sinh hoạt. Sau khi xả nước, các chất thải theo đường dẫn trôi xuống ngăn chứa. Tại đây, quá trình phân hủy kị khí bắt đầu để phân hủy hỗn hợp chất thải thành bùn. Diện tích của ngăn này khá lớn, chiếm ⅓ đến ½ tổng diện tích của bể tự hoại.
  • Ngăn lọc: Ngăn này có vai trò lọc các chất thải lơ lửng được tạo ra từ quá trình phân hủy ở ngăn chứa. Nếu cấu tạo bể phốt được chia thành 4 phần thì ngăn lọc có thể tích chiếm ¼ bể tự hoại.
  • Ngăn lắng: Ngăn lắng là nơi chứa các chất thải không thể phân hủy được ở ngăn chứa như kim loại, tóc, vật cứng,….Phía trên của ngăn lắng là lớp nước trong và sẽ được thải ra ngoài. Ngăn này chiếm thể tích bằng ngăn lọc trong cấu tạo bể phốt 3 ngăn.
cấu tạo bể phốt gia đình

Ngăn chứa chiếm diện tích lớn nhất trong cấu tạo bể phốt gia đình

Tổng kết

Trên đây, Tấn Phát đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về các loại bể phốt cũng như cấu tạo bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn. Nếu quý khách có nhu cầu lắp đặt, thông hút bể phốt chất lượng, giá rẻ, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua số hotline 0912618836. Tấn Phát cam kết mang đến giải pháp tối ưu nhất cho công trình của bạn.

Leave a Reply

Hotline:0912.618.836
Gọi Điện Ngay
Chát Zalo
Facebook