Công ty cổ phần vệ sinh môi trường chuyên cung cấp bùn vi sinh xử lý nước thải đảm bảo chất lượng vượt trội với mức chi phí hợp lý. Để tìm hiểu kỹ về bùn vi sinh hãy cùng Tấn Phát tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bùn vi sinh.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về bùn vi sinh
Bùn vi sinh là loại bùn được sản xuất từ hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Khác với bùn thải, bùn vi sinh là tổ hợp các vi sinh vật, mà trong đó vi khuẩn chiếm số lượng lớn. Chúng có hình dạng bông, màu nâu, kích thước khoảng 3-150 µm và dễ lắng.
Thành phần của bùn vi sinh
Các thành phần của bùn vi sinh có khả năng hấp thụ trên bề mặt và oxy hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Cụ thể, thành phần của bùn vi sinh bao gồm: vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, tảo, vi rút, tích trùng và các loại động vật không xương.
Trong đó, vi khuẩn là thành phần cấu tạo chính vì nó đóng vai trò chủ yếu trong việc phân huỷ chất hữu cơ. Một số vi khuẩn được sử dụng trong quá trình sản xuất bùn vi sinh có thể là vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn tùy nghi, một số vi khuẩn có dạng sợi và các nhóm động vật nguyên sinh.
Ngoài ra, vi khuẩn có mặt trong bùn vi sinh còn phụ thuộc vào loại chất hữu cơ trong nước thải. Đối với loại nước thải chứa protein thì các vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn tùy nghi sẽ phát triển mạnh hơn. Đối với hydrat carbon hoặc cacbua hydro chứa nhiều trong nước thải lại kích thích trực khuẩn mủ xanh phát triển.
Quá trình hình thành bùn vi sinh như thế nào?
Để tăng trưởng và phát triển, bùn vi sinh phải trải qua 4 giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn tăng trưởng chậm: ở giai đoạn này, vi khuẩn đang tập thích nghi với môi trường nên sự tăng trưởng còn chậm.
- Giai đoạn tăng sinh khối theo logarit: Dựa vào khả năng xử lý chất nền, vi sinh vật sẽ thực hiện trao đổi chất và bắt đầu tăng trưởng sinh khối.
- Giai đoạn tăng trưởng chậm dần: đây là giai đoạn sự tăng trưởng của vi khuẩn diễn ra chậm nhất do chất dinh dưỡng đã bị cạn kiệt, không đủ để cung cấp cho sự phát triển của nó.
- Giai đoạn hô hấp nội bào: Giai đoạn này chất dinh dưỡng đac bị cạn kiệt, vi khuẩn sẽ sử dụng các nguyên sinh chất trong tế bào để trao đổi chất.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của bùn vi sinh
Trong quá trình phát triển, bùn vi sinh thường bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cụ thể:
- Thức ăn: bùn vi sinh phân giải các chất hữu cơ trong nước thải để biến chúng thành đồ ăn của mình. Vì vậy, khi chất hữu cơ trong nước thải càng nhiều thì vi sinh vật càng phát triển. Ngược lại, nếu thức ăn quá ít sẽ khiến vi sinh vật rơi vào giai đoạn tăng trưởng chậm, từ đó khiến chúng bị suy yếu.
- Thông số BOD, COD: mỗi loại bùn vi sinh sẽ có một thông số BOD hay COD khác nhau.
- Tốc độ dòng chảy: cần tùy chỉnh sao cho thích hợp. Bởi nếu tốc độ quá cao sẽ khiến bùn vi sinh bị trôi ra khỏi hệ thống xử lý. Nhưng nếu quá thấp sẽ dẫn đến quá trình tiếp xúc bị suy giảm.
- Nhiệt độ: phải ở trong điều kiện bình thường để các vi sinh vật có thể phát triển tốt nhất.
Tại sao cần cung cấp bùn vi sinh trong quá trình xử lý nước thải
Trong quá trình xử lý nước thải, bùn vi sinh có tác dụng làm sạch nguồn nước hiệu quả. Chuyển đổi các chất hữu cơ trong nước thải thành thức ăn giúp cung cấp nguồn nước sạch. Đặc biệt, ở trong điều kiện môi trường thích hợp, chúng sẽ sinh sản và phân đôi tế bào, tạo ra một lượng lớn vi sinh vật, giúp làm sạch nguồn nước nhanh hơn.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất bạn cần chú ý những điều sau:
- Độ pH khoảng 6.5 – 8.5, nhiệt độ ít nhất là 10 – 40 độ C.
- Thông số TDS và BOD5 lần lượt là dưới 15 g/l và 500 mg/l.
- Chất rắn có trong nước thải sinh hoạt không quá 150 mg/l.
Cần cung cấp bùn vi sinh cho xử lý nước thải khi nào
Để quá trình cung cấp bùn vi sinh diễn ra một cách thuận lợi thì các chủ đầu tư, đơn vị hay doanh nghiệp cần tính toán thật chính xác và tỉ mỉ. Vậy công thức tính toán như thế nào?
Cách tính định lượng bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải
Trước tiên chúng ta cần xác định được nồng độ bùn vi sinh có trong hệ thống xử lý nước thải. Tùy vào từng loại bể mà ta có các nồng độ khác nhau, chẳng hạn đối với bể sinh học hiếu khí (Aerotank) sẽ có nồng độ khoảng 2000-5000 mg/l, nồng độ bùn vi sinh có thể lên đến 1000mg/lit đối với bể sinh học MBR.
Đối với bể kỵ khí UASB thì nồng độ bùn sẽ dao động khoảng 400-7000mg/lít hoặc từ 2000-5000 mg/lít đối với bể sinh học thiếu khí (Anoxic).
Dựa vào công thức dưới đây để tính lượng bùn:
Thể tích bùn = (Thể tích bể x nồng độ bùn) / 10000
Công thức tính số lượng bùn vi sinh cần cung cấp
- Đầu tiên chúng ta phải tính tổng thể tích bể vi sinh thiếu khí – hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải, ký hiệu: Vbể, đơn vị m3.
- Tiếp đó tìm nồng độ vi sinh duy trì trong bể vi sinh Thiếu khí – hiếu khí, ký hiệu MLSS, đơn vị mg/l. Đối với bể thông thường thì MLSS = 3,000 mg/l = 3 g/l = 3 kg/m3. Đối với bể MBR thì nồng độ tăng khoảng 5,000 – 8,000 mg/l.
- Cuối cùng là xác định khu vực cung cấp bùn vi sinh, có thể là do kho Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh. Với kho Hà Nội thì nồng độ vi sinh trong hỗn hợp bùn (T) là 90 kg/1 tấn, tại Tp Hồ Chí Minh là T = 105 kg/tấn.
Sau khi có đủ 3 yếu tố trên, tính lượng bùn vi sinh cần cung cấp theo công thức:
M bùn = (V bể x MLSS) / T (tấn)
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về các kiến thức liên quan đến bùn vi sinh cũng như các công thức để cung cấp bùn vi sinh tối ưu nhất. Nếu có nhu cầu vận chuyển bùn vi sinh hãy liên hệ với Tấn Phát. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn sự hào lòng về chất lượng dịch vụ.