Đời sống người dân hiện nay đang ngày càng tăng cao, vì thế mà nhu cầu sử dụng bể phốt tự hoại cũng tăng dần. Tuy nhiên, để có được một công trình phụ đúng chuẩn kỹ thuật, cần phải có một bản vẽ bể phốt 3 ngăn chi tiết. Để giúp người dân hiểu hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của loại bể tự hoại này, Tấn Phát đã tổng hợp thông tin qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Sơ lược về bể phốt
Bể phốt hay còn được gọi là bể tự hoại là khu vực công trình phụ với nhiệm vụ chứa đựng các chất hữu cơ trong sinh hoạt, sản xuất. Bể phốt được thiết kế có thể tự phân hủy chất thải, chất hữu cơ. Sau một thời gian các chất này sẽ chuyển thành thể lỏng rồi được thoát ra ngoài theo đường ống nước.
Bể phốt đạt tiêu chuẩn thiết kế phải đáp ứng được 3 chức năng chính: Thải được loại chất rắn, lưu trữ bùn và bọt váng, xử lý rác thải về mặt sinh học. Trong quá trình phân hủy, các chất thải rắn sẽ lắng đọng ở phần đáy bể, bùn tích tụ bên trên, bề mặt nổi lên bọt váng.
Bể phốt thường được chia thành 2 loại là: 2 ngăn và 3 ngăn. Tùy thuộc vào từng công trình mà lựa chọn loại bể tự hoại mấy ngăn cho phù hợp. Mặc dù cấu tạo của mỗi loại khác nhau, nhưng nhìn chung đều có nguyên lý hoạt động giống nhau và có vai trò vô cùng cần thiết trong các công trình.
Bể phốt là một bộ phận của hệ thống xử lý chất thải không thể thiếu trong các công trình
Chi tiết bản vẽ bể phốt 3 ngăn
Tiếp theo đây, Tấn Phát cung cấp đến cho bạn bản vẽ bể phốt chuẩn 3 ngăn thông dụng và đem lại hiệu quả xử lý chất thải ổn định trong suốt quá trình sử dụng:
Chi tiết bản vẽ thiết kế bể tự hoại 3 ngăn
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn
Ngoài việc tìm hiểu về bản vẽ bể phốt 3 ngăn chi tiết, chúng ta cũng cần quan tâm đến cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn này:
Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn
Thông thường, bể tự hoại 3 ngăn sẽ có cấu tạo gồm:
- Ngăn chứa:
Sau khi chất thải được xả trực tiếp xuống bể sẽ ở đây trong một thời gian nhất định để phân hủy. Khi quá trình phân hủy thành công, rác thải sẽ trở thành bùn, ngoại trừ loại rác khó phân hủy còn tồn đọng lại. Ngăn này cần xây dựng có diện tích lớn hơn để đáp ứng được nhu cầu chứa chất thải.
- Ngăn lọc:
Một chi tiết không thể thiếu trong bản vẽ bể phốt 3 ngăn tiếp theo chính là ngăn lọc. Chất thải đã được xử lý ở ngăn chứa sẽ chuyển sang đây để lọc các chất. Diện tích ngăn lọc sẽ chiếm 1 phần trong tổng diện tích bể và nhỏ hơn ngăn chứa.
- Ngăn lắng:
Những loại chất thải không thể phân hủy sẽ được chuyển đến ngăn lắng. Diện tích ngăn này cũng chiếm 1 phần trong thiết kế bể phốt 3 ngăn.
Cấu tạo bể phốt 3 ngăn gồm ngăn lắng, lọc và ngăn chứa
Bể phốt 3 ngăn có nguyên lý hoạt động như thế nào?
Về nguyên lý hoạt động của loại bể phốt này cũng khá đơn giản và dễ hiểu. Đầu tiên, các chất thải sinh hoạt sẽ theo đường ống từ bồn cầu trôi xuống ngăn chứa của bể tự hoại.
Những chất thải này sẽ được ngăn chứa phân hủy trong một thời gian dài và liên tục. Sau đó sẽ chuyển sang dạng bùn và lắng xuống ngăn chứa. Cuối cùng sẽ qua ngăn lọc và theo đường ống nước ra ngoài.
Các loại bể phốt 3 ngăn thông dụng
Một số loại bể tự hoại 3 ngăn được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:
Bể phốt 3 ngăn xây bằng gạch
Bản vẽ bể phốt 3 ngăn xây bằng gạch yêu cầu phải xây tường đôi với độ dày khoảng 220mm. Gạch sẽ được xếp thành 1 hàng dọc và hàng ngang, nên sử dụng loại gạch đặc mác 75 và cát vàng, xi măng. Lưu ý phải xây mạch vữa no và dày đều, cần miết thật kỹ để mạch không bị hở hay làm nứt tường bể sau này.
Cả 2 mặt trong và ngoài của bể tự hoại 3 ngăn phải được trát vữa xi măng dày 20mm và chia làm 2 lớp. Lớp đầy trát dày 10mm và miết kỹ, lớp ngoài cùng đánh màu xi măng nguyên chất để chống thấm.
Ở các góc của bể phải trát nguýt góc, đặt các tấm lưới thép chống nứt vào lớp vữa khi trát mặt trong tường. Nếu mực nước ngầm quá cao thì nên chèn thêm một lớp đất sét dày tối thiểu 100mm ở xung quanh bể.
Bể phốt 3 ngăn xây bằng gạch phải chọn những vật liệu bền bỉ và xây theo đúng kỹ thuật
Bể phốt 3 ngăn xây bằng bê tông, cốt thép đã đúc sẵn
Với loại bể phốt 3 ngăn xây từ bê tông, cốt thép đã đúc sẵn thì vị trí nắp và ống dẫn giữa các ngăn cần phải giăng thật kín. Tốt nhất nên chọn loại cao su chịu được nhiệt, nước và các loại hóa chất nhẹ.
Lưu ý khi xây dựng bể phốt 3 ngăn
Không chỉ đi tìm hiểu về chi tiết bản vẽ bể phốt 3 ngăn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, người dân cũng cần lưu ý một số điều trong quá trình xây dựng để bể hoạt động được hiệu quả nhất như sau:
- Nếu lượng chất thải sinh hoạt hàng ngày nằm trong mức từ 10m3 đến 20m3 mới nên xây dựng bể tự hoại 3 ngăn.
- Độ sâu từ khu vực đáy đến bề mặt nước thải không được thấp hơn 1,2m.
- Đường kính hay chiều rộng của bể chứa tối thiểu là 0,7m. Đối với loại bể tự hoại xây dựng hình chữ nhật thì cần lưu ý tỷ lệ dài rộng là 3:1.
- Đối với loại bể tự hoại 3 ngăn xây dựng bằng gạch, nên lưu ý chọn các nguyên vật liệu đúng theo tiêu chuẩn xây dựng.
- Đáy bể tự hoại cần đổ bằng tấm bê tông cốt thép với độ dày khoảng 200mm, độ dày nền tối thiểu là 150mm.
- Trước khi tiến hành xây dựng cần kiểm tra bản vẽ thật chi tiết và cẩn thận.
- Chú ý kiểm tra các kết cấu, chi tiết của bể một cách cẩn trọng để không làm giảm tuổi thọ và hiệu năng của bể tự hoại 3 ngăn.
Khi xây dựng bể phốt 3 ngăn cần nắm chắc một số lưu ý để bể mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất
Lời kết
Toàn bộ thông tin về bản vẽ bể phốt 3 ngăn cũng như cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bể tự hoại này đã được Tấn Phát cung cấp rất chi tiết. Để bể phốt hoạt động hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý thông hút bể định kỳ. Nếu bạn có nhu cầu thông hút bể phốt của gia đình, hãy liên hệ cho Tấn Phát qua hotline: 0912.618.836 để được hỗ trợ nhé!