Tấn Phát là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển bùn vi sinh. Mặc dù đã phổ biến ở một số nơi, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến loại bùn này là bùn gì, có công dụng gì, nguyên lý hoạt động ra sao. Hãy cùng Tấn Phát tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về loại bùn này nhé!
Nội dung bài viết
Bùn vi sinh là gì?
Khái niệm
Bùn vi sinh hay còn được gọi là bùn hoạt tính ( Tên tiếng anh là: The Activated sludge process hoặc Microbial sludge). Đây là loại bùn được tạo nên bởi hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Không thể so sánh chúng với bùn thải, bởi loại bùn này là tổ hợp của các loại vi sinh vật, đa phần là các loại vi khuẩn ở dạng bông, lơ lửng trong nước.
Kích thước trung bình của bùn hoạt tính nằm trong phạm vi từ 5-150µm. Bạn có thể nhận biết loại bùn này thông qua một số đặc điểm như: bùn có màu nâu, dễ lắng trong nước.
Phân biệt các loại bùn vi sinh
Hiện nay bùn vi sinh được chia làm 3 loại chính, bao gồm: hiếu khí, kỵ khí và thiếu khí. Vậy ba loại bùn này có điểm gì khác biệt, hãy cùng Tấn Phát tìm hiểu nhé!
- Bùn hiếu khí, có màu vàng nâu, trạng thái lơ lửng, đặc biệt khi bắt đầu lắng xuống thì xảy ra hiện tượng bông bùn. Loại bùn này thường sử dụng cho các bể chứa Aerotank, MBBR…
- Bùn kỵ khí được chia thành 2 loại nhỏ là bùn kỵ khí tiếp xúc và bùn kỵ khí hạt. Bùn kỵ khí tiếp xúc sẽ có dạng dòng chảy lơ lửng trong bể chứa khí. Còn bùn kỵ khí hạt có dạng hạt bông to, lắng nhanh.
- Bùn thiếu khí thường sẽ có màu nâu đậm. Đây là đặc điểm đầu tiên giúp bạn nhận dạng. Ngoài ra, kích thước và tốc độ lắng của loại bùn này to và nhanh hơn bùn hiếu khí. Đặc biệt, khi tác động nhẹ lên chúng sẽ làm các bông bùn vỡ ra, tạo thành các bọt khí nitơ không màu, không mùi và không vị.
Vai trò của bùn vi sinh
Bùn vi sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Nó là một tổ hợp các loại vi sinh vật có khả năng phân hủy, chuyển hóa chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng. Do đó khi áp dụng bùn vi sinh vào trong công trình cần xử lý nước thải thì các chất bẩn ở trạng thái hòa tan, keo và không phân tán được sẽ bị bùn vi sinh hấp phụ. Từ đó, giúp nguồn nước trở nên sạch hơn trước khi thải ra môi trường.
Bùn vi sinh hoạt tính xử lý nước thải như thế nào?
Bản chất của bùn vi sinh có tác dụng phân giải chất thải trong nguồn nước và biến chúng thành thức ăn của nó. Khi gặp điều kiện thích hợp, loại bùn này sẽ sinh sản và phân đôi tế bào. Từ đó tạo ra số lượng bùn lớn, phân hủy tất cả các chất thải trong nước, giúp quá trình xử lý nước thải hiệu quả đem đến nguồn nước sạch tự nhiên.
Tuy nhiên, nếu không thể đáp ứng được điều kiện phù hợp, chúng sẽ không có khả năng sinh sản dẫn đến không thể tiêu hóa các chất thải khiến quá trình xử lý nước thải không hiệu quả.
Vì vậy, để quá trình xử lý nước thải hiệu quả cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Độ pH dao động từ 6.5 – 8.5.
- Nhiệt độ trunh bình khoảng từ 10 – 40 độ C, nồng độ oxy hòa tan là: DO = 2 – 4 mg/l.
- Hàm lượng muối hòa tan dưới 15 g/l.
- Chỉ tiêu BOD5 nhỏ hơn 500 mg/l.
- Đảm bảo không có các chất như dầu mỡ, xà phòng, các chất tẩy rửa hay các chất độc khác gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý vi sinh vật…
- Chất dinh dưỡng cho vi sinh vật cần đảm bảo tỉ lệ BOD5:N:P = 100:5:1.
Ưu nhược điểm khi sử dụng bùn vi sinh
Có ba phương pháp xử lý nước thải, mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến bùn vi sinh – phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học. Hãy cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của phương pháp này nhé!
Về ưu điểm
- Chi phí bỏ ra thấp hơn so với các phương pháp khác. Bởi phương pháp này sử dụng chủ yếu là máy thổi khí.
- Khả năng phân hủy chất rắn bay hơi cao (TOC) khoảng 90-95% nhờ loại bùn hiếu khí.
- Bùn vi sinh không có mùi hôi. Sau khi làm sạch nước xong, số bùn hoạt tính thu được có thể tận dụng làm phân bón cực tốt.
- Quá trình vận hành đơn giản, bạn chỉ cần theo dõi một số kinh nghiệm như SC30, Bông bùn, màu bùn.
Về nhược điểm
- Đối với các loại nước thải BOD thấp dễ phân hủy sinh học, thời gian xử lý chậm khoảng 6 – 8 tiếng.
- Máy thổi khí phải hoạt động liên tục 24/7, đặc biệt trong quá trình xử lý có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ gây ảnh hưởng đến tốc độ xử lý.
Quá trình hình thành bùn vi sinh trong xử lý nước thải
Vì là tổ hợp vi sinh vật nên quá trình hình thành bùn hoạt tính sẽ phụ thuộc vào sinh vật. Quá trình hình thành của bùn vi sinh được chia thành các giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – tăng trưởng chậm: Đây là thời gian để các vi sinh vật thích nghi môi trường sống.
- Giai đoạn 2 – tăng sinh khối theo logarit: vi sinh vật vận dụng chất dinh dưỡng và bắt đầu tăng trưởng sinh ở giai đoạn này. Tốc độ tăng trưởng sinh khối của vi sinh vật sẽ phụ thuộc vào khả năng xử lý của vi khuẩn.
- Giai đoạn 3 – tăng trưởng chậm dần: ở giai đoạn này chất dinh dưỡng của môi trường bị cạn kiệt làm ảnh hưởng đến quá trình sinh khối của vi sinh vật.
- Giai đoạn 4 – hô hấp nội bào: Lúc này nồng độ dinh dưỡng đã cạn kiệt, vi khuẩn bắt đầu trao đổi chất bằng các chất nguyên sinh vật có trong tế bào. Chất dinh dưỡng còn lại trong tế bào đã chết, khả năng sinh khối giảm dần, khuếch tán ra ngoài để cung cấp cho tế bào sống.
Công ty Tấn Phát có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hút và vận chuyển bùn vi sinh. Nếu bạn đang gặp pahir vấn đề về vi sinh, bọt khí nổi lên hay vi sinh bị chết có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất.